K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

    Câu hỏi:Mẹ bảo tối nay làm thịt bò bít tết. Thiện nghe thấy đã thèm ứa nước miếng rồi.- Con làm xong bài tập chưa?- Đương nhiên là rồi ạ! – Thiện đắc ý cười.- Vậy trong lúc mẹ làm cơm, con giải bài toán vui này nhé? – Mẹ vừa lấy đồ trong tủ lạnh ra vừa hỏi Thiện – Con trông, bếp gas nhà mình có 2 lò. Đố con, dùng 2 cái chảo rán ba miếng thịt bò to sẽ cần bao nhiêu phút?...
Đọc tiếp

 

 

 

 

Câu hỏi:

Mẹ bảo tối nay làm thịt bò bít tết. Thiện nghe thấy đã thèm ứa nước miếng rồi.

- Con làm xong bài tập chưa?

- Đương nhiên là rồi ạ! – Thiện đắc ý cười.

- Vậy trong lúc mẹ làm cơm, con giải bài toán vui này nhé? – Mẹ vừa lấy đồ trong tủ lạnh ra vừa hỏi Thiện – Con trông, bếp gas nhà mình có 2 lò. Đố con, dùng 2 cái chảo rán ba miếng thịt bò to sẽ cần bao nhiêu phút? Biết rằng một cái chảo chỉ rán được một miếng thịt bò to.

- Mẹ ơi, rán một miếng thịt bò to mất bao lâu?

- Rán một mặt hết 5 phút, cả hai mặt là 10 phút.

Thiện nghĩ một lúc, cảm thấy bài toán có vẻ quá dễ liền trả lời dõng dạc:

- Rán cùng một lúc 2 miếng thịt bò trong 10 phút, rán nốt miếng còn lại trong 10 phút nữa. Tổng cộng là 20 phút.

Mẹ lắc đầu:

- Thế mà mẹ chỉ cần 15 phút là đã rán xong cả 3 miếng rồi.

Vậy mẹ đã rán thịt bò như thế nào nhỉ?

1

Đặt hai miếng vào hai chảo rán.

Sau 5 phút: lấy một miếng ra, đặt miếng còn lại vào, miếng ở chảo kia thì lật mặt lại.

Sau 5 phút tiếp theo: thì một miếng chín (lấy ra), đặt miếng đã chín một mặt lúc trước vào chảo và lật miếng đã chín một mặt ở chảo kia.

Rán thêm 5 phút nữa là xong.

1 tháng 6 2017

Bài tập làm văn

        Một lần, Cô-li-a phải viết bài văn kể những việc đã làm giúp mẹ. Bạn rất lúng túng nên đã kể cả việc chưa bao giờ làm như giặt quần áo. Mấy hôm sau, mẹ bỗng bảo bạn đi giặt quần áo. Lúc đầu, bạn rất ngạc nhiên, nhưng rồi vui vẻ làm vì đó là việc bạn đã nói trong bài văn.

Khá là cảm động và thấm thía:Công bằng từ yêu thươngRõ ràng chúng ta tạo ra công bằng chỉ ở mức tương đối.Khi còn nhỏ, tôi và em trai rất hay cãi lộn. Mỗi lần như vậy mẹ tôi thường bảo: "Con lớn hơn thì phải nhường em". Đương nhiên với một đứa trẻ thì cách phân xử này của mẹ thật không công bằng. Tôi tìm tới bà nội. Bà nội bảo: "Con là con gái thì phải nhu mì, hiền dịu. Sao...
Đọc tiếp

Khá là cảm động và thấm thía:

Công bằng từ yêu thương

Rõ ràng chúng ta tạo ra công bằng chỉ ở mức tương đối.

Khi còn nhỏ, tôi và em trai rất hay cãi lộn. Mỗi lần như vậy mẹ tôi thường bảo: "Con lớn hơn thì phải nhường em". Đương nhiên với một đứa trẻ thì cách phân xử này của mẹ thật không công bằng. Tôi tìm tới bà nội. Bà nội bảo: "Con là con gái thì phải nhu mì, hiền dịu. Sao cứ tranh cãi như con trai thế ?". Cả nhà chẳng ai bênh tôi.

Tôi đem chuyện này kể với bố. Bố là người thương tôi nhất. Bố cười rồi đem tới một cái bánh, hai cái đĩa và một con dao. Đầu tiên bố lấy bánh lên đĩa, lấy thước kẻ đo hai phần bằng nhau rồi dùng dao cắt làm đôi. Sau đó, bố đặt bánh lên hai chiếc đĩa rồi hỏi:

- Con thấy chiếc bánh bố chia đã công bằng chưa?

Tôi lấy thước kẻ đo lại rồi bảo: - Bằng nhau rồi ạ.

Bố tôi lắc đầu: - Thế này chưa công bằng đâu con. Con thử nghĩ mà xem, con mới chỉ thấy bố cắt chiếc bánh bằng nhau. Còn những yếu tố khác con chưa nghĩ tới phải không. Con xem, con lớn hơn em đáng lý phải được phần bánh lớn hơn chứ. Lớn hơn đương nhiên phải ăn nhiều hơn đúng không nào ?

Tôi mở mắt tròn xoe nhìn bố: - Nhưng con không cần phần lớn hơn mà.

Bố lại ví dụ tiếp: - Con có hai tay, giờ nếu bắt buộc phải bỏ một tay thì con chọn tay phải hay tay trái?

Tôi giãy nảy: - Con muốn cả hai tay cơ.

- Thế con không thấy tay phải cần thiết hơn tay trái sao? Rõ ràng con viết bài, quét nhà... chỉ cần dùng một tay là đủ.

- Nhưng có lúc phải hai tay mới làm được. Con không thể buộc tóc, ăn cơm bằng một tay.

Bố cười bảo: - Con hoàn toàn có thể làm bằng một tay, nếu như con kiên trì luyện tập.

- Nhưng dù sao có hai tay vẫn hơn mà bố.

Đến lúc ấy bố mới giải thích: - Đấy, con nhớ nhé. Rõ ràng chúng ta tạo ra công bằng chỉ ở mức tương đối. Con thấy rằng mẹ và bà không công bằng khi chị em con cãi nhau. Thế con có thấy công bằng khi em ăn ít hơn con, nhỏ hơn con nhưng lại được giao công việc bằng con. Còn nữa, khi con còn nhỏ bố mẹ luôn mua quần áo mới cho con mặc. Còn em sinh ra sau con, để tiết kiệm bố mẹ chỉ cho em mặc quần áo cũ của con. Vậy là có công bằng không? Con vẫn có nhiều lúc được hưởng biệt đãi nhiều hơn em con mà.

Bố ngừng một chút lại rồi nói tiếp: - Hai chị em con cũng giống như bàn tay của bố vậy. Rõ ràng là bố, mẹ cần cả hai con đúng không nào? Bố mẹ sẽ thấy thật không may mắn nếu thiếu một trong hai chị em con. Vì thế con hãy yêu thương em nhiều hơn. Chắc chắn con sẽ nhận được nhiều hơn những gì con đã cho đi. Lúc đó con sẽ thấy cuộc đời công bằng với con biết nhường nào.

 

3
20 tháng 4 2018

hay quá lại còn làm mình hiểu nữa ,thật cảm động

3 tháng 1 2021

Very good!😍😍😍😘

ahihi hôm nay tớ đổi chủ đề đăng cái này lên vậyMột học sinh viết như sau:"Nhà em có nuôi một ông bố tên là Đỗ Mạnh Hà. Hằng ngày bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nhà nằm ườn ra đấy. Đến bà là người to nhất vẫn phải làm việc còn bố là người duy nhất không làm việc. Lúc ăn cơm gọi mấy cũng chưa lên còn bảo đợi tao tí. Lúc ăn cơm xong cả gia đình cùng dọn, bố chả dọn rồi...
Đọc tiếp

ahihi hôm nay tớ đổi chủ đề đăng cái này lên vậy

Một học sinh viết như sau:

"Nhà em có nuôi một ông bố tên là Đỗ Mạnh Hà. Hằng ngày bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nhà nằm ườn ra đấy. Đến bà là người to nhất vẫn phải làm việc còn bố là người duy nhất không làm việc. Lúc ăn cơm gọi mấy cũng chưa lên còn bảo đợi tao tí. Lúc ăn cơm xong cả gia đình cùng dọn, bố chả dọn rồi xuống chat Zalo với học sinh. Em bé thế còn phải đút xoài cho bố, từ nay em không làm ôsin nữa. Em rất yêu bố vừa vừa chứ không yêu lắm".

Đề bài: Tả về mẹ của em.

Bài làm của một học sinh như sau:

Mẹ của em tên Hiền. Mẹ rất khéo tay. Luống rau mẹ cuốc chẳng cần gieo hạt gì sau dăm hôm đã mọc đầy những ngọn rau dền cơm. Rau dền cơm mẹ nấu có kèm vài ngọn rau sam ngon lắm. Ngoài canh rau, mẹ còn biết luộc trứng, luộc cả thịt. Món luộc của mẹ chẳng bao giờ bị mặn cả. Ngon lắm.

Mẹ chẳng bao giờ giúp chúng em học bài. Mẹ bảo: "Dạy học là việc của bố mày". Nhưng hôm nào bố cũng sáng đi tối mịt mới về, nhiều hôm say lả miệng thì kêu la. Những lần như vậy, mẹ không xem phim "Tấm lòng cha mẹ" nữa. Bất đắc dĩ mẹ phải dạy các con ôn bài. Chữ mẹ ngửa trái như lúa non gặp bão. Môn toán mẹ dạy là tìm nửa chu vi tuổi mẹ, tìm nửa chu vi vận tốc. Tóm lại dạng toán gì cũng là nửa chu vi. Mẹ tuyệt thật, nhưng cô giáo không cho là đúng.

Mẹ là người rất tiết kiệm. Mẹ nhặt lại các túi bóng kể cả túi bóng đựng thuốc trừ cỏ giặt sạch đi để đựng đậu bán cho các bác trong xóm. Ai cũng khen đậu của mẹ ngon. Chắc người ta chưa thấy mẹ ngâm đậu trong cái thùng ngâm cám lợn chứ nếu biết thì chẳng dám ăn.

Những ngón tay mẹ xù xì dấu ấn của những năm tháng vật lộn kiếm ăn. Mẹ đưa tay lên bới mái đầu đã bạc lốm đốm. Mẹ than thở với các dì: "Tại ông ngoại không cho tao đi học. Nếu cho đi học giờ thì tao đâu khổ thế này". Mẹ khóc.

 

Một học sinh viết như sau:

Bà ngoại của em năm nay 40 tuổi. Hình dáng bà bình thường, chiều rộng ba mươi mét, chiều cao một mét sáu. Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cá hố. Mỗi khi bà cười hàm răng của bà không còn trắng và chắc như trước nữa mà đã gãy bốn cái răng. Khuôn mặt của bà không còn đẹp gái như trước nữa mà rất nhăn nhó. Khi cười trông bà chẳng khác gì đang nổi giận. Khuôn mặt bà bầu bĩnh, đôi mắt như mắt bồ câu trắng, dáng đi của bà rất khoan và cái miệng như trái tim rất mãnh liệt.

 

 

 

7
22 tháng 11 2016

batngo=>hihi=>haha=>hehe=>hiha=>leuleu

22 tháng 11 2016

hi hi hay quáhiha

7 tháng 7 2015

5.cai but bi cua em bi mat

8 tháng 7 2015

đồ dùng học tập của em bị mất tất cả

13 tháng 3 2022

thằng học sinh nó thông minh (nhưng hơi thiểu năng :)))   )

ko phaie hơi thiểu năng mà là rất rất thiểu năng đó chớ

gửi e aya aya anh làm hộ e r đấy Hôm nay, bà nội tôi lên chơi. Mẹ tôi nghỉ việc, ở nhà làm cơm đón bà.Mới sáng tinh mơ, mẹ đã chuẩn bị làn, túi để đi chợ. Mẹ rủ tôi cùng đi với mẹ. Tôi "dạ" liền và hí hửng đi theo.Ra tới chợ, tôi lẽo đẽo bám theo mẹ. Chợ mới sáng sớm mà sao đông người thế. Trong chợ đủ loại tạp hóa và đủ màu sắc. Mẹ mua nhanh để ra về. Ra ngoài cổng...
Đọc tiếp

gửi e aya aya anh làm hộ e r đấy 

Hôm nay, bà nội tôi lên chơi. Mẹ tôi nghỉ việc, ở nhà làm cơm đón bà.

Mới sáng tinh mơ, mẹ đã chuẩn bị làn, túi để đi chợ. Mẹ rủ tôi cùng đi với mẹ. Tôi "dạ" liền và hí hửng đi theo.
Ra tới chợ, tôi lẽo đẽo bám theo mẹ. Chợ mới sáng sớm mà sao đông người thế. Trong chợ đủ loại tạp hóa và đủ màu sắc. Mẹ mua nhanh để ra về. Ra ngoài cổng chợ, mẹ thở phào nhẹ nhõm rồi lẩm bẩm:

- Chẳng biết có thiếu gì không nhỉ? Ừ, mà xem. Mẹ cầm giấy ghi thực đơn rồi quay sang nhìn tôi nói: Con gái đứng đây trông nhé, mẹ quay lại mua mấy bó hành.

Mẹ lách dòng người chen vào. Lát sau, mẹ quay ra với nụ cười tươi rói trên môi. Hai mẹ con tôi vội vã về.
Tôi và mẹ bước vào cổng, con Mích từ trong nhà chạy ra vẫy đuôi rối rít. Bố tôi lúi húi lau xe. Chắc là bố chuẩn bị đón bà. Tôi thầm nghĩ.

Hai mẹ con bắt tay ngay vào công việc. Đầu tiên, tôi giúp mẹ nhặt rau, vo gạo. Ngày thường tôi làm nhàn vậy mà hôm nay lại quýnh lên, chẳng biết có phải vì hồi hộp không. Mẹ thì luôn mồm nhắc tôi, tay vẫn không ngừng hoạt động. Mùi thơm bay ngào ngạt. Tôi hít lấy hít để. Sao hôm nay mẹ tôi nấu cơm lắm món ngon đến thế!

Khi mẹ cất tiếng nói mãn nguyện nhìn mâm cơm cũng là lúc con Mích mừng rỡ chạy ra cửa. Tôi sung sướng cùng hai em ùa ra chào bà:

- Bà, hoan hô bà đã lên!

Bà ôm tôi vào lòng, cốc nhẹ lên trán:

- Bố cô, sao lớn nhanh thế!

Mẹ tôi vội vã chào bà rồi chuẩn bị nước cho bà tắm. Bà tắm xong vào nhà. Cả gia đình tôi quây quần bên mâm cơm bốc khói nghi ngút. Bé Việt và Thúy lau nhau nhắc ghế cho bà và bố mẹ, chỉ mỗi tôi là chúng nó không nhắc. Tôi nguýt dài một cái. Việt len lén nhìn tôi cười khì.

Mâm cơm mẹ tôi làm thật thịnh soạn. Giữa mâm mẹ không quên để một bát cà muối. Đó là món bà tôi thích lắm. Bố cầm đũa lên so. Vừa chia đũa, bố vừa nói:

- Con mừng là mẹ đã lên thăm chúng con. Các cháu vui lắm đấy mẹ ạ. Chúng con cũng vui, lâu quá mới được gặp mẹ mà.

Bà cười, đôi mắt bà sáng lấp lánh. Dường như bà đang vui lắm thì phải. Bà ngắm khắp lượt mọi người, nhìn bằng ánh mắt âu yếm. Tôi gắp cho bà một quả cà thật to. Thúy trêu tôi: "Mời gì không mời đi mời cà". Tôi chông chế: "Tại bà thích cà". Bà cười móm mém xoa đầu tôi. Mẹ nhìn bà cười và nói:

- Mẹ nếm thử các món con nấu xem nào. Món nào mẹ cùng phải nếm đấy nhé.

Bà gật đầu:

- Ừ! Ừ! Từ từ chứ, nhiều món thế này cơ mà. Mẹ ăn sao hết!

Căn nhà tôi bỗng trở nên ấm cúng lạ thường. Trong tiếng cười tôi nhận thấy niềm vui lấp lánh trong ánh mắt mọi người. Hết thảy ai cũng gắp thức ăn chúc bà. Bà cứ cười nói:

- Từ từ thôi chứ, để mẹ còn ăn hết đã, gắp thức ăn cho mẹ nhiều thế!

Bố hỏi bà:

- Mẹ ơi, năm nay mùa tốt chứ ạ?

- Còn phải nói. Tốt nhất vùng đấy con ạ! - Bà nói rồi quay sang ba chúng tôi: - "Mấy cây ổi chín lắm chờ mãi chẳng ai về. Nhớ mọi năm ba đứa bé tí, thế mà bây giờ đã lớn vổng lên rồi. Mẹ nó mát tay đấy".

Mẹ nhìn chúng tôi vui lắm. Bà và bố mẹ nói rất nhiều chuyện. Chúng tôi chăm chú ngồi nghe. Mà cũng chỉ biêt nghe thôi chứ chẳng lẽ cắm cúi ăn. Thỉnh thoảng, bà hỏi chúng tôi về chuyện học hành, chuyện trường lớp. Bé Việt bi bô nói bằng cái giọng ngọng nghịu. Cả nhà ồ lên. Tôi cảm thấy lòng ấm áp lạ kỳ.

Những bữa cơm như vậy có lẽ chẳng bao giờ tôi quên. Trong tôi lúc nào cũng ngân lên tiếng cười của bà, bố mẹ và Thúy, Việt, ấm áp đến lạ kì.

0
Câu đố trí tuệ 1: Thiện được nghỉ học, ở nhà rủ Vũ giải các bài toán xếp hình bằng que diêm. Sau vài câu khá dễ, Thiện chỉ một câu mới cho Vũ:- Em xem, câu này cũng thú vị đấy chứ.Vũ ghé mắt vào nhìn rồi đọc to:- Hãy dùng 3 que diêm để xếp thành một số lớn hơn 3 nhưng nhỏ hơn 4.Vũ loay hoay một lúc vẫn chưa tìm ra, đành nhờ anh giải giúp. Vậy Thiện đã làm thế nào nhỉ? Câu...
Đọc tiếp

Câu đố trí tuệ 1: Thiện được nghỉ học, ở nhà rủ Vũ giải các bài toán xếp hình bằng que diêm. Sau vài câu khá dễ, Thiện chỉ một câu mới cho Vũ:

- Em xem, câu này cũng thú vị đấy chứ.

Vũ ghé mắt vào nhìn rồi đọc to:

- Hãy dùng 3 que diêm để xếp thành một số lớn hơn 3 nhưng nhỏ hơn 4.

Vũ loay hoay một lúc vẫn chưa tìm ra, đành nhờ anh giải giúp. Vậy Thiện đã làm thế nào nhỉ?

 Câu 2 Viên tướng nọ muốn chọn một người lính thông minh nhất để đề bạt làm sĩ quan chỉ huy. Ông tập trung mọi người trong sân tập rồi nói:

- Ai có cách gì để lính gác cho ra khỏi sân đường hoàng, vui vẻ, sẽ được thăng chức.

Mọi người đang vắt óc ra suy nghĩ mà vẫn chưa tìm ra cách nào. Lúc này, một anh lính đến gần lính gác nói duy nhất một câu. Thế là lính gác liền cho anh ta ra ngoài.

Bạn thử đoán xem anh lính đã nói gì với người lính gác để được ra ngoài?

Câu 3 Lan đến nhà Thanh chơi gặp lúc mẹ Thanh đang chuẩn bị làm cỗ cúng rằm. Biết mẹ Thanh nấu ăn rất giỏi, nên Lan tò mò xuống bếp xem.

Lan thấy bác bày biện bao nhiêu là rau quả, thịt cá... trên bàn, để chuẩn nấu nướng.

Lan chợt chú ý tới 5 chiếc bát thủy tinh đựng nước để trên cái bàn nhỏ.

Thấy Lan tỏ rõ sự tò mò, mẹ Thanh mỉm cười:

- Đây là 5 bát gia vị: rượu trắng, nước muối, dấm, nước đường, nước sôi. Chúng đều trong suốt, không màu và có thể uống được. Mỗi bát này, cháu chỉ được thử một lần duy nhất, thì liệu cháu có phân biệt được bát nào đựng gì được không?

Lan lúng túng quá, vì cô bé đã bao giờ phải vào bếp đâu. Bạn hãy giúp Lan với nhé!

0
7 tháng 4 2020

Làm thês nào vậy, khó quá đi :((

7 tháng 4 2020

Chia 9 đồng tiền thành ba nhóm, mỗi nhóm 3 đồng.

Đặt hai trong ba nhóm lên hai đĩa cân.

- Nếu cân thăng bằng thì đồng tiền giả nằm trong nhóm ba đồng còn lại.

- Nếu cân không thăng bằng thì đồng tiền giả nằm trong nhóm ở bên cân nặng hơn.

Như vậy cần 2 lần cân để tìm ra đồng tiền giả trong 9 đồng tiền vàng.